Hiện nay, có rất nhiều công trình xây dựng sử dụng cách gia cố cọc cho móng, để gia tăng khả năng chịu tải cho công trình. Và phổ biến nhất là phương pháp Khoan Cọc Nhồi. Vậy tại sao phương pháp này lại trở nên phổ biến như thế ?

Tổng Quan:

Khoan Cọc Nhồi là phương pháp đúc cọc bê tông trực tiếp trong hố khoan, nhằm gia tăng khả năng chịu tải và truyền lực toàn bộ xuyên suốt cọc. Chính vì vậy phương pháp này được sử dụng khá phổ biến thậm chí có phần nổi trội hơn những phương pháp khác.

Sự Linh Hoạt Là Yếu Tố Quyết Định:

Khoan Cọc Nhồi áp dụng được cả công trình lớn hay xây dựng nhà nhỏ có diện tích hẹp. Cả những công trình có mặt bằng không đồng nhất hay có tầng đất cứng mềm sen kẽ. Thông thường những công trình nhà riêng lẻ thường sẽ có diện tích mặt bằng không lớn và dễ ảnh hưởng cho những công trình xung quanh khi thi công cọc bằng những phương pháp khác. Thậm chí những công trình lớn nhưng có tầng địa chất không ổn định điều sử dụng Khoan Cọc Nhồi nhằm đảm bảo tính ổn định cho công trình.

Đặc Điểm Tối Ưu :

+ Khả năng tương thích công trình cao ( có thể kiểm tra độ cứng nền khi khoan, qua đó đảm bảo được chất lượng chịu tải của cọc)

+ Máy móc nhỏ gọn, phù hợp cho thi công mặt bằng hẹp

+ Đảm bảo chiều sâu cọc gần như đạt yêu cầu thi công

+ Không gây trồi đất , lún nứt, không ảnh hưởng đến công trình xung quanh

+ Vì chịu tải cao nên số lượng cọc cho một đài móng ít, thời gian thi công hiệu quả hơn.

+ Khả năng sai số trong giới hạn cho phép, tránh được sạc, lún khi có những công trình khác thi công gần

+ Chi phí tương đương những phương pháp khác, có phần tối ưu hơn.

 

+ Không có tiếng ồn lớn khi tiến hành thi công đào hố, đổ bê tông.

+ Sau khi đạt độ hoàn thiện có thể tiến hành nối đài móng không cần đục bỏ phần thừa.

+ Thao tác thi công nhanh, đảm bảo tiến độ công trình cao.

Những đặc điểm trên đã cho thấy độ phù hợp của phương pháp Khoan Cọc Nhồi trong thi công gia cố nền bằng Cọc, Vì thế Khoan Cọc Nhồi luôn là lựa chọn được cân nhắc tối ưu nhất của những công trình hiện nay.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có những mặt hạn chế nhất định :

+ Cần đội ngũ thi công chuyên nghiệp, có kinh nghiệm

+ Công trình sình lầy vì khoan trực tiếp xuống tầng đất.

+ Việc kiểm tra chất lượng cọc phức tạp và tốn kinh phí ….

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *