Các phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi là những phương pháp sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giúp công trình tránh được những sai sót không đáng có dẫn đến những hậu quả khôn lường. Hãy nắm vững những thông tin được cung cấp ở bài viết này để có một công trình hoàn hảo nhất có thể. Thiết kế nhà 365 sẽ giúp bạn nắm vững hơn về phương pháp kiểm tra chất lượng của cọc khoan nhồi, để bạn có công trình hoàn thiện hoàn hảo nhất. Đừng bỏ lỡ cơ hội có khả năng giúp bạn vững kiến thức chuyên môn hơn, hoặc có thể người “ngoại đạo” như bạn thông thạo hơn trong khâu kiểm tra công trình.
Nội dung chính:
- Các phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi
Các phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi
Công tác kiểm tra là việc cần được thực hiện nghiêm túc nhất và không được bỏ qua. Với công nghệ thi công thích hợp và quy trình kiểm tra chất lượng thi công chặt chẽ thì khả năng hư hỏng của cọc có thể sẽ giảm đến mức tối thiểu nhất.
Kiểm tra dung dịch bentonite
Việc làm này để đảm bảo cho thành hố khoan không bị sập trong quá trình khoan cũng như khi đổ bê tông hay kiểm tra thổi rửa đáy hố khoan trước khi chúng ta đổ bê tông. Các thông số của bentonite được khống chế như sau:
-
Hàm lượng cát là <5%.
-
Dung trọng là từ 1.01 – 1.05.
-
Độ PH là từ 9.5 đến 12.
Kiểm tra kích thước hố khoan
Sau công đoạn thổi rửa đáy hố khoan bằng dung dịch bentonite thì cần kiểm tra các thông số đo chiều sâu:
-
Đáy hố khoan sạch là khi chiều sâu sau khi thổi rửa sẽ bằng chiều sâu khoan.
-
Để đánh giá kháng xuyên của đất dưới đáy hồ cần sử dụng một số thiết bị xuyên đơn giản.
-
Đo xem độ thẳng đứng và chiều dài của lỗ khoan.
-
Trong quá trình khoan tạo lỗ cọc thì cần phải miêu tả các lớp đất đá và so sánh với tài liệu khảo sát lúc thiết kế cọc.
Kiểm tra bê tông trước khi đổ
-
Độ sụt là trên 15cm.
-
Cường độ sau 28 ngày là trên 200kg/cm2.
-
Cốt liệu thô trong bê tông thì không lớn hơn cỡ hạt của yêu cầu công nghệ.
-
Độ sâu ngập ống dẫn bê tông.
-
Bê tông đem đi thử cường độ phải lấy từ xe trộn và từ bê tông thân cọc.
Kiểm tra chất lượng cọc sau khi thi công
Phương pháp tĩnh
-
Gia tải bằng tải trọng tĩnh: là phương pháp đáng tin cậy nhất để kiểm tra khả năng chịu tải của cọc và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Quy trình nén chậm với tải trọng không đổi sẽ cho phép đánh giả cả khả năng chịu tải của cọc và độ lún của cọc theo thời gian. Tuy nhiên thí nghiệm này đòi hỏi nhiều thời gian và có thể kéo dài nhiều ngày. Nhược điểm của phương pháp này là giá thành cao và công tác chuẩn bị thí nghiệm và thực hiện đòi hỏi nhiều thời gian (có thể kéo dài 3 – 7 ngày/cọc), công tác chuẩn bị thì vô cùng phức tạp.
-
Khoan lấy mẫu: lấy mẫu bê tông cọc nhồi có đường kính từ 50 đến 150mm bằng thiết bị khoan và từ những độ sâu khác nhau. Ưu điểm của phương pháp này là chất lượng của bê tông trong phạm vi hố khoan được xác định khá chính xác bằng phương pháp trực tiếp.
-
Quan sát bằng thiết bị vô tuyến: được thực hiện bằng cách khoan tạo lỗ dọc thân cọc và hạ camera vô tuyến xuống để có thể quan sát hiện trạng thành hố khoan. Vì camera có góc quan sát là 360 độ cho nên việc phát hiện khuyết tật của bê tông là điều dễ dàng. Đây là phương pháp thực hiện nhanh và rẻ hơn phương pháp khoan lấy mẫu.
-
Đo đường kính thực tế thân cọc: sau khi khoan tạo lỗ dọc thân cọc thì hạ các thiết bị đo xuống để tiến hành đo đường kính của lỗ khoan. Là phương pháp đơn giản, thực hiện nhanh và ít tốn kém so với phương pháp khoan lấy mẫu hay phương pháp thiết bị cô tuyến. Nhưng nó chỉ phát hiện được những khuyết tật có kích thước trung bình và lớn.
-
Phương pháp siêu âm: Siêu âm cọc khoan nhồi là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất và có thể phát hiện các khuyết tật của bê tông cũng như đánh giá cường độ bê tông. Phương pháp siêu âm là phương pháp đáng tin cậy, có giá thành không cao nhưng lại đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm.
-
Phương pháp phóng xạ: là phương pháp đang ở trong giai đoạn thử nghiệm và cần được kết hợp với 1 vài phương pháp khác nếu đưa vào sử dụng ở công trình.
Phương pháp động
-
Phương pháp rung: cọc thí nghiệm sẽ được rung cưỡng bức với một biên độ không đổi trong khi tần số thay đổi ở một dải tương đối rộng. Phương pháp này khá phức tạp và đòi hỏi người phân tích kết quả có trình độ cao cho nên hiện nay nó được áp dụng chủ yếu ở Pháp.
-
Phương pháp hiệu ứng điện: là phương pháp mới được đưa vào thí nghiệm và về mặc bản chất nó không khác biệt gì nhiều nếu so sánh với một số phương pháp gây trấn động bằng sóng nổ. Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả của phương pháp này đòi hỏi có thêm thời gian.
Nguyên nhân gây ra khuyết tật trên cọc khoan nhồi
-
Tiết diện thu nhỏ và ngay dưới mặt đất, trong lỗ thì tiết diện cọc được mở rộng. Nguyên nhân là do sập vách trong quá trình khoan.
-
Cọc bị đứt đoạn, nguyên nhân là do ma sát giữa bê tông và ống chống quá lớn, ngoài ra công nghệ đổ bê tông và rút ống không thích hợp.
-
Mùn khoan tích tụ dưới mũi cọc là do làm sạch hố khoan chưa được triệt để.
-
Bê tông rời vì có độ sụt quá thấp và mật độ cốt thép quá cao.
-
Bê tông không lọt ra ngoài phạm vi của lồng thép là do bê tông có độ sụt quá thấp.
-
Cọc di chuyển ngang cọc bộ vì rút ống chống không đều.
Các phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi gồm phương pháp tĩnh và phương pháp động đã liệt kê đầy đủ ở bài viết trên, bạn đọc tham khảo nhé. Thiết Kế Nhà 365 sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về khoan cọc nhồi bằng 2 hình thức trực tiếp và qua số điện thoại 0906 840 567.