Khoan Cọc Nhồi là giải pháp thi công được đa số chủ đầu tư lựa chọn. Song song đó những trường hợp có sự cố khi đang thi công là không thể tránh khỏi. Vậy những sự cố khi tiến hành Khoan Cọc Nhồi là gì?

Nguyên Nhân
Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến trình Khoan Cọc Nhồi. Ngoài đòi hỏi người thi công có kinh nghiệm lành nghề , trang thiết bị chuyên dụng….. thì bản thân giải pháp Khoan Cọc Nhồi cũng có những sự cố khách quan khác.
Các sự cố thường gặp như sau:
+ Khối lượng bê tông đổ thực tế lớn hơn so với tính toán trên thiết kế, nguyên nhân chủ yếu là do thành vách lỗ khoan bị sập, hoặc do lớp đất yếu bị tác động bởi lực đẩy của bê tông tươi làm biến dạng cọc .
+ Lồng thép không thể đặt đúng độ sau thiết kế, và không thể rút lên lại được, đây cũng là do hiện tượng vách thành bị sụp ngay gần đầu lồng thép được hạ xuống , khiến cho không thể hạ hết đúng chiều dài mà còn không thể kéo lên để khác phục vì lớp đất cản trở.
+Đứt cáp khi đang dùng máy Khoan Đập Cáp, khi đang thi công vướng phải tầng đá gốc khiến dây cáp chỗ nối quả búa với máy khoan bị đứt, khiến quả búa rơi xuống hố khoan, thậm chí còn khó khăn hơn nếu có lớp đất cát phủ lên trên.
+Bê tông bị phân tầng, việc cung cấp bê tông không liên tục làm cho lớp đất sét mùn khoan chèn vào tạo ra sự phân tầng làm mất tính nguyên khối khiến việc chịu tải của cọc bị ảnh hưởng, thậm chí còn phải thi công lại nếu khoảng cách phân tầng quá lớn.
+ Bê tông ở đầu mũi cọc bị lẫn nhiều bùn khoan ( bị xốp) , do lớp bùn khoan dưới đáy hố chưa được xử lý đúng nên hòa lẫn vào bê tông gây mất tính đặt chắc, ảnh hưởng độ chịu lực cực kì nghiêm trọng.
+Thân cọc bị co thắc lại (khối lượng bê tông thực ít hơn thiết kế) do tầng đất chịu tác động từ hai bên gây ra hiện tưởng cổ chai trong thành hố, khiến thân cọc không đủ bê tông cần thiết .
+Thân cọc có hang hốc, rỗ tổ ông ( giảm khả năng chịu tải ), do có sự lưu thông của mạch nước ngầm làm trôi mất lượng lớn bê tông tươi hoặc do độ sụt của bê tông không đủ theo yêu cầu.
+ Thân cọc bị đứt đoạn, trong lúc nhấc ống đổ bê tông lên quá cao khiến việc liên tục của bê tông bị lệch hoặc do lẫn bùn đất quá nhiều.
+ Vi trí lỗ khoan có vật cản như cọc thép cũ , dầm thép , cấu kiện cứng ….. gây ảnh hưởng vì khó trụt vớt lên mặt đất.
+ Kéo cả cọc bê tông lên làm lệch vị trí thi công, trường hợp này xảy ra khi rút ống vách không đúng cách.
+ Tắc nghẽn bê tông trong ống, ống đổ sau khi thi công xong không được vệ sinh kiểm tra kĩ , gây ảnh hưởng cho lần sử dụng tiếp theo thậm chí gây khuyết tật cho Cọc.

Tất cả sự cố trên đôi khi diễn ra rất phức tạp, khó khắc phục sửa chữa thậm chí phải thay mới hoàn toàn, khiến cho phát sinh thêm chi phí. Do đó những biện pháp dự phòng và nắm rỏ các nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa. Hiện nay, Khoan Cọc Nhồi chưa được quan tâm đúng mức các yếu tố gây ra những sự cố trên như là : địa chất của công trình đang thi công , khảo sát chỉ xét đến tính chất cơ lý chưa xét sâu vào tính hóa đất , hóa nước, hiện tượng cát chảy , đất sụp , dung dịch bentonite chưa được xét mối tương quan giữa nó và đất nền. Đơn vị thi công chưa chặt chẻ và nghiêm ngặt.