Độ sụt bê tông cọc khoan nhồi là gì ? kiểm soát chất lượng bê tông của cọc khoan nhồi như thế nào? Hãy cùng Khoan Cọc Nhồi HCM tìm hiểu thêm một vấn đề nữa nhé!

Bê tông cọc khoan nhồi sau khi làm xong sẽ rất khó kiểm tra cho nên để biết rõ trạng thái sau khi đổ và hình dạng của cọc bắt buộc phải nghiên cứu thật kỹ về kế hoạch, biện pháp đổ bê tông, lượng bê tông phải đổ và có biện pháp quản lý thật chính xác. Độ sụt bê tông cọc khoan nhồi là một yếu tố quan trọng trong quá trình kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi.

độ sụt bê tông cọc khoan nhồi

Độ sụt bê tông cọc khoan nhồi là gì ?

Độ sụt bê tông cọc khoan nhồi cho biết độ dẻo và tính dễ cháy của bê tông. Chỉ số này phụ thuộc vào biện pháp thi công bê tông. ví dụ: biện pháp bơm cần hay bơm tĩnh, thi công bê tông móng hay bê tông cột. Giá trị này được quan tâm trong quá trình thi công ngoài công trường.

Thông thường độ sụt bê tông cọc khoan nhồi được quy định rõ ràng trong bản ghi chú chung về thiết kế kết cấu.

Quy định độ sụt bê tông các kết cấu, móng cọc:

Độ sụt bê tông của các cấu kiện móng, cột, dầm sàn đổ bằng bơm bê tồng là: 6-10 cm.

-Độ sụt bê tông đổ bằng bơm tĩnh là: 8-12 cm.

-Độ sụt bê tông cọc khoan nhồi là : 13-18 cm.

độ sụt bê tông cọc khoan nhồi

>>>>>Xem thêm: 9 Bước thi công cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ

Giám sát chất lượng  bê tông cọc khoan nhồi:

Lưu ý: Thi công cọc bê tông khoan nhồi phải theo nguyên tắc về đổ bê tông trong nước. Trường hợp trong ống không có nước thì cũng phải dùng ống dẫn bơm bê tông vào lỗ.

Để đảm bảo điều kiện bơm rót bê tông được dễ dàng cũng như chất lượng bê tông trong quá trình vận chuyển thì cần phải lựa chọn tỷ lệ cấp phối cho hợp lý, thường chọn độ sụt của bê tông cọc khoan nhồi từ 13 ÷18cm và sử dụng một số loại phụ gia để tăng độ dẻo và kéo dài thời gian sơ ninh của bê tông,

Quá trình đổ bê tông nếu bị gián đoạn thì dễ sinh ra sự cố đứt cọc bê tông khoan nhồi cho nên đổ bê tông phải thật liên tục. Nếu để phần bê tông đổ trước đã vào giai đoạn ninh kết sẽ trở ngại cho bê tông đổ sau chuyển động trong ống.

Trong phương pháp ống dẫn, đặc biệt coi trọng là khoảng thời gian 1,5h sau khi bắt đầu đổ bê tông phải đổ cho hết vì khi bê tông vận chuyển đến nơi đổ độ lưu động đã kém dễ gây ra hiện tượng tắc ống dẫn đặc biệt là trong điều kiện mùa hè

Trong quá trình đổ bê tông đáy của ống dẫn bắt buộc phải cắm sâu vào trong bê tông tối thiểu là 2m, mặt dâng của bê tông, độ sâu của ống chìm vào trong bê tông đã đổ có liên quan tới nhau và là nhân tố trọng yếu quyết định độ dài nối tiếp của ống dẫn. Phải thường xuyên kiểm tra các việc sau:

– Mỗi lần đổ một xe bê tông cần phải kiểm tra độ dâng lên của bê tông trong lỗ để so sánh với mặt dâng tính toán qua thể tích ống, từ đó rút ra nhận xét hiện tượng.

– Từ mối quan hệ của ống dẫn và mặt dâng của bê tông mà quyết định độ dài nhấc lên của ống.

– Khi rút ống lên, bê tông sẽ lấp vào phần không gian của ống và mặt bê tông bị giảm xuống.

– Khi kiểm tra mặt dâng lên của bê tông, nếu đường kính của cọc bê tông khoan nhồi lớn hơn 1m thì phải đo 3 điểm và lấy giá trị sâu nhất.

– Thường dây đo mặt dâng của bê tông có thể bị giãn dài trong quá trình sử dụng nên thường xuyên phải kiểm tra và điều chỉnh.

Vậy là Khoan cọc nhồi HCM đã giải đáp thắc mắc về độ sụt bê tông cọc khoan nhồi và cách kiểm soát chất lượng bê tông cọc khoan nhồi rồi. Hẹn gặp lại các bạn lần sau.

 

2 thoughts on “Độ sụt bê tông cọc khoan nhồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *